Chăm sóc khách hàng
- 1900 2807 (1000đ/phút)
- Thời gian làm việc T2 đến CN
-
Lượt xem : 816 | Ngày Đăng Tin: 21-09-2020
Nội Dung Chính Bài
Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp (miền Nam), nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái). Cây ngải cứu có tên Latin là Artemisia absinthium, là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ. Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.
Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới ở châu Âu, nhưng vì đặc tính rất dễ phát triển trên nhiều vùng khí hậu khác nhau, đến nay cây ngải cứu có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới từ Châu Á, Châu Phi và cả châu Mỹ.
Ngải cứu là một loại cây cỏ có giá trị cao. Cây ngải cứu chứa tinh dầu, các flavonoid, các acid amin, như adenin, cholin, có mùi hương đặc biệt. Được sử dụng như một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Tất cả những phần của cây đều được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền trong hàng trăm năm nay.
Cây ngải cứu được sử dụng lâu đời trong dân gian và đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong Đông y như:
Trong châm cứu: Sử dụng làm ngải cứu làm điếu ngải dùng cho máy cứu ngải giúp hỗ trợ các bệnh đau cơ, đau khớp, thoái hóa cột sống...
Trong trị liệu massage: Sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải, giúp giảm đau mỏi chân tay, lưng, nhức mỏi xương khớp, tăng cường lưu thông khí huyết...
Trong thực phẩm: Sử dụng ngải cứu làm món ăn chữa bệnh, giúp giảm đau bụng, tăng cường tuần hoàn máu lên não, giảm đau do thấp khớp, hỗ trợ an thai... Ngoài ra, nước ngải cứu còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, trị ho, cảm cúm, đau họng, đau đầu...
Trong làm đẹp: Sử dụng lá ngải cứu tươi đắp mặt sẽ giúp trị mụn nhọt, mẩn ngứa.
Trong Đông y: Sử dụng ngải cứu để làm tinh dầu ngải, sắc uống hay ngải cứu kết hợp với các vị thuốc Đông y khác để làm thành các bài thuốc cực kỳ hiệu quả trong chữa bệnh thường gặp như: điều hòa kinh nguyệt, trị ho hoặc cảm cúm do lạnh, điều trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể, giảm mụn trứng cá, làm đẹp da... Lá ngải cứu giã nát, đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu, mau lành hơn. Ngải cứu còn được nhiều người dùng để xông hơi bởi có nhiều hiệu quả trong việc làm thông kinh lạc, dưỡng sinh, tăng khả năng miễn dịch... Ngãi cứu phơi khô cho vào vải hoặc túi dùng nhiệt áp lên chỗ đau nhức, với nhiệt nóng (vừa phải) kết hợp với ngãi cứu giúp giảm nhanh mọi cơn đau nhức. Ngoài ra có thể dùng ngãi cứu uống thay nước lọc hằng ngày.
Trong cuộc sống thường ngày: Sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải để xông thơm phòng, làm sạch không khí, tránh các bệnh dị ứng và các bệnh đường hô hấp...
Theo Y học cổ truyền, lá cây ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau rất hiệu quả. Bên cạnh đó ngải cứu chứa các hoạt chất cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin,… giúp giảm cơn đau thần kinh hiệu quả. Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng lâu đời trong dân gian và trong Đông y để điều trị các bệnh như:
Trị đau nhức khớp xương
Ngải cứu được ứng dụng từ lâu trong việc giảm đau và có đặc tính kháng viêm, được sử dụng trong giảm đau các bệnh lý viêm xương khớp. Một nghiên cứu kéo dài đã cho thấy ngải cứu có tác dụng cải thiện mức độ đau và chức năng vận động cho người có các triệu chứng đau khớp gối, đau cột sống lưng, đau thần kinh tọa, đau mỏi vai gáy ....
Sơ cứu vết thương
Nếu không may trong cuộc sống hay những công việc hàng ngày chân, tay bị bầm, tím xước da do ngã xe hay va đập mạnh thì hãy sử dụng ngải cứu. Trong ngải cứu có kháng sinh tự nhiên vô cùng tốt, giúp nhanh chóng làm liền miệng vết thương, giảm sưng, tấy và bầm dập.
Giảm mỡ bụng
Ngải cứu còn có tác dụng giúp giảm mỡ bụng đem lại vóc dáng thon gọn cho chị em phụ nữ. Bạn chỉ cần chườm hỗn hợp ngải cứu ấm nóng lên bụng khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày. Mỡ thừa ở bụng sẽ nhanh chóng được cải thiện, trả lại thân hình gọn gàng săn chắc cho các chị em. Đồng thời cách làm này còn giúp giảm các cơn đau lưng khi đến chu kì kinh nguyệt hay chị em phụ nữ đang mang thai.
Chống oxy hóa
Ngải cứu có chứa một hợp chất đang chú ý khác là chamazulene. Tác dụng của chamazulene hoạt động như một chất chống oxy hóa và chúng có nồng độ cao nhất trong giai đoạn trước khi ra hoa. Các chất chống oxy hóa như chamazulene có thể chống lại stress oxy hóa trong cơ thể, đây có thể là nguyên nhân đưa đến ung thư, các bệnh lý tim mạch, bệnh Alzheimer và một số bệnh lý khác.
Chống viêm
Artemisinin là một hợp chất khác được tìm thấy trong cây ngải cứu có tác dụng kháng viêm. Phản ứng viêm kéo dài thường có liên quan đến một số bệnh mãn tính của cơ thể. Artemisinin có tác dụng ức chế các cytokine, đây là những protein được tiết ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể thúc đẩy quá trình viêm.
Những nghiên cứu cho thấy ngải cứu có thể giúp làm giảm nhẹ bệnh Crohn. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng viêm đường tiêu hóa. Những triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy, mệt mỏi, đau bụng hoặc các vấn đề ở đường tiêu hóa khác.
Nhìn chung khi sử dụng ngải cứu để uống sẽ có nhiều tác dụng không tốt. Nhưng ngải cứu sử dụng làm nhang ngải cứu hay điếu ngải trong châm cứu trị liệu hoặc để chườm nóng thì lại có hiệu quả cực tốt, không gây tác dụng phụ mà lại trị liệu giảm đau được nhiều các bệnh về cơ, khớp, thần kinh. Vì vậy, ngải cứu thường được dùng để làm thành điếu ngải dùng trong châm cứu và thành túi chườm nóng trong massage.
Sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ rất tốt co việc chữa và điều trị bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp sau đây không nên sử dụng ngãi cứu:
Những bện nhân đang mắc phải căn bệnh viêm gan: Khi ăn ngải cứu vào thì sẽ gây rối loạn chuyển hóa của các tế bào gan khiến da vàng đi, nước tiểu đục…
Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu: Đây là thời điểm nhạy cảm của chị em phụ nữ chính vì thế mà không nên dùng bất kỳ loại dược liệu nào để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột: Đối với bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thì tuyệt đối không được sử dụng ngải cứu vì có thể dẫn tới những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Cảm ơn vì các bạn đã đọc bài viết về lợi ích thần kỳ của cây ngải cứu này, chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tổng hợp
Hỏi, Đáp Về Nội Dung Tin :