Nghe kém mức độ nào thì cần đeo máy trợ thính?

Lượt xem : 1707 | Ngày Đăng Tin: 31-12-2021

Nội Dung Chính Bài

Nghe kém mức độ nào thì cần đeo máy trợ thính? - bạn có biết

Nếu bạn nghĩ mình bị nghe kém, nhưng bạn không biết nghe kém mức độ nào thì cần đeo máy trợ thính? Thì hãy tham khảo bài viết này, OKBUY sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Nghe kém là gì?

Nghe kém (khiếm thính) là khi chúng ta nghe không rõ lời nói của người đối diện hoặc những người xung quanh mình khi giao tiếp. Nghe kém có nhiều mức độ từ mức độ nhẹ, trung bình, nặng và sâu. Nghe kém là nói chung cho tất cả những người suy giảm khả năng nghe ở mức nhẹ và trung bình. Nếu nghe kém ở mức độ nặng và sâu thường được gọi là điếc.

Nghe kém là có thể không nghe rõ mọi sự việc xung quanh

Nghe kém là có thể không nghe rõ mọi sự việc xung quanh

2. Phân loại mức độ nghe kém theo thính học

- Nghe bình thường: 0-20 dB.

- Nghe kém mức độ nhẹ: 20-40 dB.

- Nghe kém mức độ trung bình: 40-70 dB.

- Nghe kém mức độ nặng: 70-90 dB.

- Điếc: 90 dB trở lên.

3. Ở độ tuổi nào thì bắt đầu xảy ra tình trạng nghe kém?

Chúng ta thường nghĩ, nghe kém chỉ xảy ra ở độ tuổi già nhưng thật tế không phải vậy. Nghe kém bắt đầu xuất hiện từ tuổi 30, nhưng với mức độ rất nhẹ. Nên hầu hết chúng ta không nhận cho đến khi nó thật sự ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Đến tầm 60 tuổi thì triệu chứng nghe kém thể hiện rõ rệt hơn hẳn và ảnh hưởng sinh hoạt nhiều hơn. Cứ mỗi 10 năm thì mức độ nghe kém tăng gấp 2 lần. Đến một lúc nào đó, khả năng phân biệt và hiểu lời nói rất kém. Bạn sẽ nghe được âm thanh, tiếng động nhưng khó hiểu và khó phân biệt được lời nói. Đó cũng là lý do những người cao tuổi nghe kém hay than phiền là tôi không hiểu nói gì chứ không phải là tôi không nghe. Nghe thì nghe được âm thanh, nhưng hiểu thì khó hiểu được lời nói.

>>> THAM KHẢO THÊM:

- Điếc nặng có nên mua máy trợ thính không?

- Cách chọn mua và sử dụng máy trợ thính hiệu quả

Thông thường bắt đầu tuổi 30 sẽ gặp phải trường hợp nghe kém

Thông thường bắt đầu tuổi 30 sẽ gặp phải trường hợp nghe kém

4. Có cần phải đeo máy trợ thính khi chỉ nghe kém một chút?

Người nghe kém nhẹ ít khi biết mình bị nghe kém vì nghe kém nhẹ chỉ mất thính lực khoảng 20 – 40dB. Trong khi tiếng nói bình thường của chúng ta giao tiếp trong vòng 1m có cường độ khỏang 40 - 60dB. Người nghe kém nhẹ cách 1m có thể nghe tiếng nói thường nhưng không nghe được tiếng nói thầm. Vì thế khi giao tiếp bình thường không cần đeo máy trợ thính, nhưng khi đi học, hội họp và làm việc muốn nghe rõ phải có bạn nên đeo máy trợ thính.

5. Nghe kém mức độ nào thì cần sử dụng máy trợ thính?

Các chuyên gia thính học khuyến cáo “nên bắt đầu sử dụng máy trợ thính khi có dấu hiệu nghe kém ở mức độ nhẹ 20-40 dB”. Vì sự hỗ trợ kịp thời của máy trợ thính sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe tốt hơn và làm chậm quá trình suy giảm thính lực.

Tuy nhiên thì cũng không cần quá phụ vào máy trợ thính quá nhiều. Nếu mức độ suy giảm thính lực của bạn quá nhẹ, không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của mình.

Nghe kém có nhiều mức độ khác nhau

Nghe kém có nhiều mức độ khác nhau

6. Dấu hiệu nhận biết chúng ta đang bị nghe kém và cần đeo máy trợ thính?

Nhận biết dấu hiệu nghe kém kịp thời sẽ giúp bản cải thiện khả năng nghe tốt hơn và làm chậm quá trình suy giảm thính lực. Hãy tự kiểm tra xem mình có đang bị suy giảm thính lực hay không bằng một vài câu hỏi bên dưới:

  • Bạn có thường nhờ người khác nhắc lại những gì họ nói?

  • Bạn gặp trở ngại khi giao tiếp mà có hai người trở lên?

  • Bạn có cảm thấy khó nghe trừ khi tôi nhìn trực diện vào người đang nói?

  • Bạn có cảm giác nghe mọi người đang nói lầm bầm, líu nhíu?

  • Bạn cố gắng hết sức để nghe ở nơi đông người như nhà hàng, quán xá và phòng họp?

  • Bạn có cảm thấy khó nghe giọng nói của phụ nữ hoặc trẻ em?

  • Bạn có thường nghe âm thanh TV hoặc radio lớn hơn người khác?

  • Bạn có cảm thấy tiếng reo hoặc tiếng ù trong tai?

Khi xác định mình có những dấu hiệu trên, thì bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra thính lực và tìm nguyên nhân trước khi tùy tiện sử dụng máy trợ thính nhé

7. Máy trợ thính nào phù hợp với người nghe kém?

Tai nghe trợ thính là thiết bị điện tử có khả năng xử lý và khuếch đại âm thanh nhằm trợ giúp cho những người gặp khó khăn khi nghe, khi giao tiếp. Và trên thị trường hiện bán rất nhiều loại máy trợ thính khác nhau cho người dùng lựa chọn. Tuy nhiên để lựa chọn được chiếc máy trợ thính phù hợp để cải thiện khả năng nghe tốt, bạn nên đo khám tại các bệnh viện chuyên khoa và lắng nghe tư vấn của các bác sĩ.

Nếu đã biết chính xác mức độ nghe kém của mình và đang tìm kiếm máy trợ thính chất lượng để sử dụng, thì bạn có thể tham khảo một số sản phẩm nổi bật sau đây:

7.1 Máy trợ thính Beurer HA50

  • Nói về chất lượng thì không thể bỏ qua HA50, một chiếc máy trợ thính đến từ thương hiệu Beurer của Đức. Máy được thiết kế đột phá mới, sử dụng bộ lọc tiếng ồn hiện đại giúp loại bỏ tạp âm hiệu quả. Các tín hiệu âm thanh được truyền vào tai có độ trung thực và trong suốt cao, giúp cho tai ít ù hơn khi đeo thời gian dài.

  • Máy có khả năng tiếp nhận nhiều loại âm thanh khác nhau xử lý và khuếch đại trong thời gian ngắn, giúp bạn dễ dàng khi giao tiếp. Âm thanh có thể khuếch đại tối đa 128dB. Bạn có thể điều chỉnh cường độ khuếch đại âm thanh linh hoạt, cho phù hợp với thính lực của mình.

  • Máy trợ thính có dây Beurer HA50 phụ hợp với mọi kích cỡ tai vì có 3 miếng lót tai kích thước khác nhau đi kèm. Núm tai bằng silicon rất mềm mại giúp kín khít với lỗ tai, giảm tiếng ồn vào tai hiệu quả.

Máy trợ thính Beurer HA50 có nhiều chức năng đặc biệt

Máy trợ thính Beurer HA50 có nhiều chức năng đặc biệt

7.2 Máy trợ thính Axon K-88

  • Axon K-88 là dòng máy trợ thính phù hợp dành cho người nghe kém ở mức độ nhẹ và trung bình. Cường độ khuếch đại âm thanh của máy là 125dB ± 4dB, có thể điều chỉnh âm lượng theo nhiều mức khác nhau để người dùng có thể nghe tốt trong nhiều không gian.

  • Ưu điểm lớn của máy trợ thính cho người già Axon K-88 là có kích thước siêu nhỏ, giúp bệnh nhân có thể đeo thời gian dài mà không bị đau tai. Kiểu dáng nằm trong tai có tính thẩm mỹ cao giúp người dùng không bị tự ti khi đeo.

  • Axon K-88 là chiếc máy trợ thính sử dụng pin sạc nên người dùng có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí mua pin. Thời lượng của pin sạc dài hơn pin tiểu, nhờ đó mà người dùng không cần mất thời gian thay pin nhiều lần.

Tai nghe trợ thính Axon K-88 giúp người dùng nghe rõ ràng hơn

Tai nghe trợ thính Axon K-88 giúp người dùng nghe rõ ràng hơn

7.3 Máy trợ thính Axon K-80

  • Axon K-80 là chiếc tai nghe trợ thính mini, nằm gọn trong tai giúp cho người dùng cảm thấy thoải mái và tự tin khi sử dụng. Máy được ứng dụng công nghệ xử lý âm thanh mới nhất mang đến cho người sử dụng cảm nhận âm thanh rõ ràng hơn, chân thật.

  • Đeo máy trợ thính Axon K-80, bạn có thể tùy chỉnh âm lượng vừa với tai của mình để có cảm giác thoải mái nhất khi sử dụng. Cường độ khuếch đại âm thanh 110dB thích hợp cho người nghe kém ở mức nhẹ và tầm trung.

  • Máy có 4 núm tai với 4 kích thước khác nhau đi kèm. Tùy từng kích thước tai mà người dùng có thể lựa chọn núm tai phù hợp để có âm thanh tốt và cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng thời gian dài. Núm tai đa dạng, thích hợp với nhiều đối tượng người dùng từ người lớn đến trẻ em.

Tai nghe trợ thính giúp nghe âm thanh tốt hơn và dễ chịu hơn

Tai nghe trợ thính giúp nghe âm thanh tốt hơn và dễ chịu hơn

Những người bị nghe kém thường gặp nhiều khó khăn vất vả trong hoạt động và sinh hoạt hằng ngày. Khi nghe kém, máy trợ thính là một cứu cánh vô cùng ý nghĩa. Nếu bạn hay người thân trong gia đình cần đến sự trợ giúp của máy trợ thính, hãy đến bệnh viện thăm khám, để bác sĩ tư vấn kĩ càng. Hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.

Tin tức liên quan:

- Suy giảm thính lực có phải đeo máy trợ thính hay không?

- Đeo máy trợ thính có chữa khỏi bệnh điếc tai không?

Video video máy trợ thính siêu nhỏ nhét tai axon k-80 - tặng kèm hộp đựng
Video video máy trợ thính không dây pin sạc axon a-155 - dòng cao cấp

Hỏi, Đáp Về Nội Dung Tin :

Xem Thêm Bình Luận