Chăm sóc khách hàng
- 1900 2807 (1000đ/phút)
- Thời gian làm việc T2 đến CN
Lượt xem : 1524 | Ngày Đăng Tin: 10-04-2021
Nội Dung Chính Bài
“Đau nhức xương khớp nên chườm nóng hay chườm lạnh?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này, thì hãy tham khảo ngay bài viết này để chúng tôi giúp bạn giải đáp nhé!
Đau nhức xương khớp là thuật ngữ dùng để chỉ triệu chứng tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp xương trên cơ thể. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi lâu, do làm việc sai tư thế… mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm. Đau nhức xương khớp xảy ra khi các sụn khớp, đốt sống bị tổn thương, bào mòn, thoái hóa, thiếu chất nhờn, đĩa đệm mất dần tính đàn hồi…
Đau nhức xương khớp là căn bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi. Nhưng tình trạng bệnh đau nhức xương khớp xảy ra ở người trẻ cũng ngày càng phổ biến, đặc biệt là những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Đau nhức xương khớp có thể gặp phải tại một khớp, hoặc bạn cũng có thể bị đau nhức xương khớp toàn thân. Một số khớp thường mắc phải tình trạng đau nhức là: khớp gối, khớp bả vai, khớp cổ, khớp háng, khớp cổ tay, đốt sống lưng…
>>> Tham khảo: Túi chườm nóng y tế tính năng mới trị đau nhức xương khớp hiệu quả
Đau nhức xương khớp là triệu chứng tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp xương trên cơ thể
Đau nhức xương khớp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện thưa thớt và không quá khó chịu. Càng về sau tần suất sẽ dày hơn, mức độ cơn đau cũng tăng nặng, gây cản trở sinh hoạt và có thể để lại những biến chứng nặng nề. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, tê yếu tứ chi, thậm chí bại liệt hoàn toàn.
Trước hết, người bệnh cần hạn chế bia rượu, thuốc lá nếu không muốn bệnh nặng hơn. Ăn thực phẩm tăng cường canxi như cua đồng, các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm như việt quất, mận, củ cải... Những thực phẩm này chứa axit oxalic gây tăng viêm. Ngoài ra, người bị đau nhức xương khớp cũng nên ăn ít ngô, nếp, thịt đỏ, măng, thịt gà…
Trong sinh hoạt, nên nhớ giữ ấm các khớp vào mùa lạnh. Tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng sự linh hoạt cho xương khớp. Bạn nên phơi nắng sớm để hấp thu ánh nắng tự nhiên giàu vitamin D, giúp xương khỏe, giảm đau nhức hiệu quả hơn.
Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng các loại đai cố định, băng thun trợ lực để bảo vệ xương khớp tốt hơn. Sử dụng đai cố định, băng thun trợ lực giúp hạn chế lựa tác động lên xương khớp, hỗ trợ việc điều trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả.
Với bệnh đau nhức xương khớp bạn hãy nên bổ sung nhiều vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn
Để giảm bớt các triệu chứng đau nhức xương khớp, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chữa trị khác nhau, cả dân gian lẫn y học hiện đại. Trong đó chườm nhiệt được đánh giá là phương pháp làm giảm các cơn đau nhức xương khớp hiệu quả.
Nhưng chườm nóng hay chườm lạnh lại là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Thật thế thì chườm nóng hay lạnh còn phụ thuộc vào loại chấn thương mà bạn gặp phải và tùy vào thời điểm khác nhau.
Chườm lạnh là việc sử dụng hơi lạnh một cách gián tiếp hoặc trực tiếp tại vùng cần điều trị. Liệu pháp này giúp co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương, từ đó làm chậm quá trình viêm và giảm nhẹ sưng tấy cũng như tổn thương mô xung quanh vị trí chườm.
Quan trọng hơn, chườm lạnh có tác dụng như “thoa thuốc tê”, giúp ngăn chặn dẫn truyền đau lên não. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhất trong khoảng 48 giờ bắt đầu từ khi cơn đau xuất hiện.
Chườm lạnh phù hợp với những bệnh lý đau nhức xương khớp cụ thể như sau:
Bong gân, trật khớp do chấn thương thể thao…
Bệnh gout giai đoạn cấp tính
Viêm xương khớp cấp tính
Đau lưng trên hoặc đau lưng dưới
Đau cổ, đau vai
Đau khớp gối
Các cách chườm lạnh phổ biến:
Cách 1: Sử dụng túi chườm lạnh (túi chườm lạnh y tế hoặc túi chườm lạnh bằng hóa chất) đặt lên vùng bị đau trong khoảng 15 - 20 phút và mỗi ngày làm như vậy khoảng 3 - 4 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 6 tiếng).
Cách 2: Đắp một chiếc khăn mềm đã được làm lạnh lên vị trí phát ra cảm giác đau và giữ như vậy cho đến khi khăn hết lạnh.
Cách 3: Đắp một chiếc khăn mềm trên vị trí sưng đau. Dùng một viên đá lăn quanh khu vực bị thương theo chuyển động tròn khoảng 5 phút và làm 2 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, để phần bị đau như tay, chân trực tiếp vào chậu nước lạnh cũng là cách chườm lạnh được nhiều người áp dụng. Tùy vào mức độ đau cũng như điều kiện của bản thân, các bạn có thể lựa chọn cho mình một liệu pháp chườm lạnh phù hợp.
Chườm lạnh giúp điều trị bệnh đau nhức xương khớp
Chườm nóng giúp khai thông mạch máu, giảm tình trạng co thắt giúp máu tuần hoàn đến vị trí tắc nghẽn, từ đó làm các vùng bị đau nhức và căng cứng được thư giãn. Chườm nóng còn làm giãn và nới rộng không gian giữa các khớp xương, từ đó làm giảm bớt sự ma sát của các sụn khớp, cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp mãn tính hiệu quả.
Chườm nóng phù hợp với những trường hợp đau do bệnh lý mạn tính hoặc đau sau chấn thương 48 giờ, bao gồm:
Viêm xương khớp mạn tính
Bệnh gout mạn tính
Viêm gân
Đau lưng (cả lưng trên và lưng dưới)
Đau cổ, đau vai do chấn thương
Đau khớp gối
Các cách chườm nóng phổ biến:
Cách 1: Dùng bình nước nóng, hoặc khăn vải nhúng nước ấm chườm lên vị trí bị đau.
Cách 2: Sử dụng muối rang nóng cho vào túi vải để chườm lên vùng xương khớp bị đau nhức.
Cách 3: Ngâm bộ phận bị đau trong bồn tắm hoặc chậu nước nóng từ 33 - 37,7 độ (có thể là tắm bùn hay suối khoáng nóng).
Hiện nay, bên cạnh những cách chườm nóng cơ bản này, bạn có thể sử dụng sản phẩm tích nhiệt như túi chườm nóng, thảm chườm nóng hoặc tấm đệm sưởi điện để tiết kiệm thời gian hơn. Nếu bạn có nhã ý muốn tìm mua túi chườm nóng để sử dụng thì có thể tham khảo ngay 3 sản phẩm mà chúng tôi gợi ý bên dưới:
Tham khảo thêm chi tiết các dòng sản phẩm túi chườm nóng lạnh và tấm đệm sưởi điện TẠI ĐÂY.
Chườm nóng giúp trị liệu đau nhức hiệu quả
Lời kết
Chườm lạnh và chườm nóng là cách giảm đau nhức xương khớp nhanh, có thể ứng dụng trong nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Khi vận dụng vào thực tế, các bạn hãy chú ý những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết để xoa dịu cơn đau hiệu quả và an toàn. Chúc bạn luôn khỏe mạn
Hỏi, Đáp Về Nội Dung Tin :