Chăm sóc khách hàng
- 1900 2807 (1000đ/phút)
- Thời gian làm việc T2 đến CN
Lượt xem : 190 | Ngày Đăng Tin: 10-07-2024
Nội Dung Chính Bài
3 Cách giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt lành tính cho chị em dễ thực hiện
Đau bụng kinh nguyệt là vấn đề thường gặp mỗi tháng ở các chị em phụ nữ. Cơn đau nhức âm ỉ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc tìm kiếm những phương pháp giảm đau an toàn và sử dụng cùng máy massage, lành tính nhưng mang lại hiệu quả cao là điều khiến nhiều chị em quan tâm. Hãy cùng OKBUY khám phá ngay trong bài viết dưới đây top 3 cách giảm đau bụng kinh nguyệt đơn giản ngay tại nhà.
Đau bụng kinh nguyệt hay còn gọi là thống kinh, đây là một triệu chứng xuất hiện định kỳ hàng tháng của các chị em phụ nữ. Khi bạn bị đau bụng kinh nguyệt, biểu hiện là cảm giác đau nhức hoặc co thắt ở vùng bụng dưới trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài từ 1-3 ngày.
Để áp dụng các cách giảm đau bụng kinh nguyệt hiệu quả, bạn cần hiểu rõ các triệu chứng của chúng. Các triệu chứng của đau bụng kinh thường là những cơn đau dữ dội hoặc đau quặn, bắt đầu trước 1-2 ngày hành kinh, và kéo dài trong vài ngày đầu của kỳ kinh nguyệt. Cơn đau dữ dội trong đau bụng kinh thường do sự co thắt mạnh của tử cung gây ra. Đây là do ảnh hưởng của hormone prostaglandin, một chất phóng thích trong niêm mạc tử cung để giúp tử cung co thắt và đẩy lớp niêm mạc ra ngoài trong kỳ kinh nguyệt. Khi mức độ prostaglandin cao, tử cung co thắt mạnh hơn, dẫn đến đau bụng mạnh và có thể lan ra các vùng xung quanh như lưng dưới và đùi.
Bên cạnh những cơn đau này, một số triệu chứng đi kèm thường gặp khác: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc táo bón tùy theo cơ địa, mụn trứng cá.
Triệu chứng đau bụng kinh nguyệt thường xuất hiện trước 1-2 ngày bắt đầu chu kỳ này
Dựa vào các triệu chứng đau bụng kinh nguyệt trên, đau bụng kinh nguyệt được chia làm hai loại đó là: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đây là loại đau bụng kinh thường xuất hiện do những thay đổi tự nhiên của kỳ kinh nguyệt như đau đầu, đau lưng, căng thẳng,.. và không do bất kỳ bệnh lý nào gây ra. Những cơn đau này kéo dài từ 1-2 ngày đầu tiên trong quá trình hành kinh, các triệu chứng xuất hiện như triệu chứng hành kinh bình thường.
Đau bụng kinh thứ phát thường hiếm gặp hơn đau bụng kinh nguyên phát. Nguyên nhân của loại đau bụng kinh này xuất phát từ một số bệnh lý rối loạn hoặc gây nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, bệnh viêm vùng chậu,...
Đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện sớm hơn một tuần hoặc kéo dài suốt kỳ kinh nguyệt, thậm chí dai dẳng đến sau khi kết thúc. Mức độ đau có thể âm ỉ dữ dội và lan ra các vùng cơ thể lân cận như: lưng, đùi, hông.
Dưới đây là 3 cách giảm đau bụng kinh nguyệt từ các nguyên liệu lành tính, đảm bảo an toàn cho chị em:
Đây là cách giảm đau bụng kinh nguyệt áp dụng nhiệt nóng hiệu quả nhất. Bạn có thể tái sử dụng từ các chai nhựa nước ngọt, cho một ít nóng ấm (dưới 40 độ) hoặc tham khảo các túi chườm nóng có sẵn trên thị trường, chườm trực tiếp lên bề mặt bụng.
Chườm nhiệt nóng giúp giảm đau bụng kinh chủ yếu nhờ vào hai hiệu ứng chính. Đầu tiên, nó làm giãn các mạch máu và cải thiện lưu thông máu xung quanh vùng bụng, từ đó làm giảm sự co thắt của tử cung. Thứ hai, nhiệt từ túi nóng giúp giảm căng thẳng cơ và giảm cảm giác đau nhức, cung cấp cảm giác thoải mái và giảm stress trong quá trình kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc sử dụng túi nhiệt nóng cần chú ý đến nhiệt độ để tránh tác động phụ và không làm tổn thương da.
Cách giảm đau bụng kinh nguyệt thông qua túi chườm bụng
Cách giảm đau bụng kinh nguyệt tiếp theo là uống nước ấm. Uống nước ấm có nhiệt độ vừa phải (khoảng dưới 40 độ), hoặc uống kèm với táo đỏ, kỷ tử hoặc các loại trà thảo mộc như hoa cúc,...giúp làm giảm đau bụng nhờ vào tác động làm giãn các mạch máu và cải thiện lưu thông máu xung quanh vùng bụng. Bên cạnh đó, nước ấm cũng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giúp làm dịu cơ thể, giảm căng thẳng và lo âu trong thời gian này.
Uống nước ấm thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt
Ngâm chân bằng nước ấm có từ lâu đời, cho tới tận ngày nay, phương pháp này vẫn được ứng dụng nhiều bởi những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại, đặc biệt là trong quá trình kinh nguyệt. Nước ấm giúp làm giãn các mạch máu xung quanh vùng chân, cải thiện lưu thông máu và giảm cơn đau bụng, mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái trong thời gian kinh nguyệt. Để thúc đẩy các lợi ích này diễn ra nhanh chóng và tối ưu, bạn có thể tìm kiếm và đọc các bài viết liên quan đến hướng dẫn cách làm nước ngâm chân tại nhà.
Sử dụng bồn ngâm chân bằng nước ấm từ 10-15 phút để mang lại hiệu quả tối ưu
Video giới thiệu bồn ngâm chân gấp gọn Nikio NK-193
[sanpham id="3784"]
Hy vọng với 3 cách giảm đau bụng kinh nguyệt mà OKBUY đã bật mí trên đã giúp ích cho bạn. Đừng quên dành ít thời gian cho bản thân, thực hiện những hoạt động yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, hoặc đi dạo bộ để giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng. Bên cạnh đó, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ giấc ngủ cũng rất quan trọng cho một cơ thể khỏe mạnh trong chu kỳ kinh nguyệt.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: "Nên ngâm chân theo cách truyền thống hay sử dụng bồn ngâm chân?"
Hỏi, Đáp Về Nội Dung Tin :