Những chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể dễ thiếu hụt, bạn nên bổ sung hằng ngày như: Vitamin A, B9, Kẽm, Vitamin B2, Vitamin PP, Vitamin, I-ốt, Canxi, Vitamin D, Kali
Có một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng lại dễ bị thiếu hụt gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể sẽ thiếu hụt nếu không được bổ sung đúng cách.
I-ốt
I-ốt là một nguyên tố oxi hóa và hoạt động rất mạnh, còn được gọi là nguyên tố trí tuệ. Thiếu i-ốt nói chung là do các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống và có thể dẫn tới bệnh bướu cổ, chậm phát triển, không bình thường về tâm lý.
Có thể bổ sung nhu cầu i-ốt hàng ngày bằng cách ăn muối i-ốt. Thực phẩm biển chứa hàm lượng i-ốt rất cao như rong biển, tảo bẹ, tảo biển.
Vitamin A hay còn gọi là Retinol là chất có màu vàng, hòa tan trong dầu, có tác dụng hỗ trợ mắt, phát triển thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, trị mụn.
Những thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Gan, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, bơ, cải xoăn, rau bina, bí ngô, rau cải xanh, trứng và sữa.
Vitamin D
Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, có thể thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch.
Cách dễ nhất để bổ sung là phơi nắng nhiều hơn. Ngoài ra, chế độ ăn uống gồm cá biển, gan, lòng đỏ trứng... cũng giúp bổ sung vitamin D.
Canxi
Ở mọi lứa tuổi đều có khả năng bị thiếu canxi, đặc biệt những thói quen xấu trong ăn uống hàng ngày dễ làm tiêu hao canxi trong cơ thể như ăn quá mặn, ăn quá nhiều đường, ăn quá nhiều thịt, ít vận động...
Bổ sung canxi đúng cách đòi hỏi phải tập thể dục nhiều hơn, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng thực phẩm giàu canxi như bột vừng, các sản phẩm từ sữa, hải sâm, rong biển và các sản phẩm từ đậu nành.
Kali
Những người ra nhiều mồ hôi, uống rượu và hút thuốc thường xuyên thì lượng kali trong cơ thể càng dễ bị thất thoát kali. Khi cơ thể thiếu hụt kali, bạn sẽ thấy tinh thần không phấn chấn, suy nhược toàn thân, nhịp tim không đều.
Bổ sung kali bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây, hạt sen, đậu phộng, khoai lang, đậu tương, rau muống, rong biển, tảo bẹ… có thể bổ sung đủ lượng kali cho cơ thể.
Axit folic (Vitamin B9)
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9, là một loại vitamin tan trong nước, có tác dụng rất lớn trong việc duy trì hệ thống sự sống. Bổ sung axit folic có thể giúp phát triển thai nhi và ngăn ngừa dị tật thai nhi.
Bổ sung kali bằng cách sử dụng các loại rau xanh đậm. Chẳng hạn, rau chân vịt, cải dầu, cải cúc, cải thảo, rau dền đỏ...
Kẽm
Kẽm là nguyên tố thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào và duy trì sức khỏe của hệ thần kinh, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển trí tuệ nên kẽm còn được mệnh danh là “nguồn gốc của trí thông minh”. Trẻ thường kén ăn sẽ dễ bị thiếu kẽm, thường ảnh hưởng đến sự chậm phát triển trí não.
Thực phẩm cung cấp kẽm chủ yếu như hải sản (sò, điệp, bào ngư), nấm, nạc bò, gan lợn, đậu phộng… Đây là những thực phẩm chứa hàm lượng kẽm tương đối cao so với những loại thực phẩm khác.
Vitamin PP
Vitamin PP hay nicotinamide là 1 dạng của vitamin B3 - thuộc nhóm 8 loại vitamin B quan trọng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Vitamin B3 có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các cơ quan và tế bào, tham gia vào những phản ứng hóa học quan trọng. Vì B3 rất dễ tan trong nước nên không dự trữ được trong cơ thể, vì vậy bạn cần nạp vitamin B3 thường xuyên hàng ngày.
Trước đây người ta dùng từ vitamin PP để gọi vitamin B3, trong đó PP là viết tắt của cụm từ pellagra-prevention (phòng ngừa căn bệnh Pellagra). Nguyên nhân dẫn đến bệnh Pellagra là do sự thiếu hụt tryptophan và vitamin B3 với 4 dấu hiệu đặc trưng đó là viêm da - tiêu chảy- sa sút trí tuệ và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này rất hiếm khi xảy ra tại các quốc gia phát triển như châu Âu và Bắc Mỹ nhưng lại khá phổ biến ở các nước đang phát triển.
Dưới đây là các nhóm sản phẩm chứa vitamin PP bạn có thể tham khảo để bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày:
Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: lạc, quả bơ, nấm, lúa mì, gạo lứt, khoai tây, đậu Hà Lan, ngũ cốc,...;
Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: thịt heo, thịt gà, cá cơm, cá hồi,...
Viên uống bổ sung vitamin PP: dùng trong trường hợp chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo cung cấp đủ vitamin PP. Bên cạnh loại viên uống cung cấp vitamin PP đơn lẻ, cũng có loại vitamin tổng hợp tập hợp nhiều loại vitamin khác nhau.
Nguồn: Tổng hợp